Răng bị xỉn màu, ố vàng, răng hô vẩu, móm, mọc lệch lạc,… khiến bạn cảm thấy mất tự tin, không thể cười nói thoải mái. Bên cạnh đó còn phát sinh nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Răng xấu cười sao cho đẹp? Làm sao khắc phục tình trạng răng xấu hiệu quả nhất. Dưới đây bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết để mọi người hiểu rõ nhé.
Mục lục
1. Hàm răng như thế nào là xấu?
Để đánh giá một hàm răng xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung những trường hợp này đa phần có răng bị xỉn màu, ố vàng, răng hô vẩu, móm, răng mọc khấp khểnh, lệch lạc,… Cụ thể hơn:
Răng xỉn màu, ố vàng
Màu sắc của răng là yếu tố đầu tiên tác động tới cảm quan của người đối diện. Răng bị xỉn màu, ố vàng làm cho màu răng trở nên tối hơn so với mức thông thường. Khuôn mặt vì vậy mà kém sắc, không được rạng ngời, tươi sáng.
Tuổi càng cao thì răng sẽ càng dần ngả về màu vàng do hiện tượng mòn men răng. Điều này là xu hướng tự nhiên. Bởi càng già đi thì tần suất tiếp xúc với thức ăn, axit từ thực phẩm ngày càng nhiều khiến lớp men răng mỏng dần. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trên như: sử dụng thực phẩm đậm màu, uống nhiều trà, café nhưng vệ sinh chưa cẩn thận, sạch sẽ, hút thuốc lá, uống thuốc kháng sinh thường xuyên,…
Răng khấp khểnh, hô vẩu
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lệch lạc so với hàm, không đúng vị trí. Chúng có xu hướng nhô ra, thụt vào gây hiện tượng hô, móm, tỷ lệ 2 hàm không đều nhau.
Răng hô vẩu là tình trạng răng mọc sai lệch nghiêm trọng, tỷ lệ 2 hàm không đều nhau, trong đó hàm trên nhô ra quá mức và có thể nhận thấy từ góc nghiêng.
Thông thường răng khấp khểnh, hô vẩu có thể do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Ngoài ra nhiều trường hợp bị hô răng xuất phát từ thói quen xấu như mút tay, đẩy răng từ bé hoặc bị mất răng dẫn tới sai lệch khớp cắn.
Răng ngắn, móm, cười hở lợi
Răng ngắn cười hở lợi là tình trạng răng có kích thước ngắn hơn so với người bình thường và so với tổng thể của hàm. Răng nhỏ, hình vuông hoặc to bè, có độ mỏng. Khi cười sẽ thấy cả phần lợi, không nhìn rõ chân răng vì chân răng bị nướu trùm lên.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do mắc chứng rối loạn mọc răng thụ động. Quá trình răng dài ra bị gặp vấn đề nên răng của bạn khó phát triển hoàn thiện. Lợi dính không trượt toàn bộ về phía đầu chân răng mà phủ lên thân răng. Ngoài ra có thể do thói quen nghiến răng. Nghiến răng lâu ngày làm phần chân răng bị tụt vào trong. Phần nướu sẽ dần bao trùm kín chân răng. Lâu dần làm thay đổi tỷ lệ giữa răng và nướu, gây ra chứng cười hở lợi.
Răng cửa thưa, to
Răng cửa thưa, to cũng là một dạng răng xấu điển hình. Tình trạng này xảy ra khi các răng cửa mọc không sát nhau tạo thành kẽ hở lớn. Răng cửa thưa, to tuy không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nhưng có thể tác động tới cấu trúc của xương hàm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý rưng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… Đặc biệt hơn, tình trạng này khiến bạn mất tự tin, ngại cười khi giao tiếp.
Răng sứt mẻ, mất răng
Răng bị sứt mẻ, mất răng nhất là ở vị trí răng cửa, răng nanh rất dễ nhận ra. Điều này làm cho tổng thể khuôn mặt bị xấu đi rất nhiều, ảnh hưởng đến giao tiếp hoặc ăn uống. Nguyên nhân gây tình trạng trên có thể bạn đã cắn phải vật cứng như nắp chai, đá viên, xương,…, do tai nạn, bệnh lý, thiếu chất, chế độ ăn uống chưa khoa học,…
2. Răng xấu cười sao cho đẹp?
Trước khi tìm hiểu các biện pháp nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng xấu, bạn có thể học một số mẹo nhỏ giúp nụ cười trở nên tươi tắn, duyên dáng hơn.
Cười mỉm
Cười mỉm là kiểu đơn giản, tự nhiên và dễ thực hiện nhất để che đi khuyết điểm của hàm răng chưa hoàn thiện. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng nâng khóe miệng lên trên và không để lộ hàm răng của mình, kết hợp với ánh mắt thể hiện cảm xúc vui vẻ, ấm áp nhất.
Để nở nụ cười tự nhiên hơn, bạn có thể dùng đũa để luyện tập tại nhà. Đây cũng là cách tập cười được đào tạo cho các tiếp viên hàng không hoặc hướng dẫn viên.
– Bước 1: Trước tiên, bạn dùng đũa ngậm vào miệng, đầu giữ thẳng và nhẹ nhàng mỉm cười.
– Bước 2: Kết hợp với ánh mắt thân thiện, vui vẻ.
– Bước 3: Bạn luyện tập 2 lần/ngày để sớm có nụ cười đẹp nhất nhé.
Cười che miệng
Đôi khi bạn gặp phải tình huống hay câu chuyện không thể nhịn cười hoặc không thể cười mỉm được. Nhưng nếu cười to rất dễ làm lộ hàm răng xấu ra. Để xử lý một cách vẹn toàn nhất, bạn dùng tay che miệng mỗi khi phải cười to. Như vậy vừa trông duyên dáng, thanh lịch mà còn che đi khuyết điểm dễ dàng.
Cười kéo góc miệng
Cười kéo góc miệng là kiểu cười dễ thương kết hợp với cách hơi nheo mắt, đồng thời khẽ nở nụ cười trên môi. Bạn không cần hở miệng quá nhiều, vẫn che được khuyết điểm cho răng.
Cười bằng mắt
Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn”. Bạn có thể kết hợp nụ cười mỉm trên môi cùng với đôi mắt cười đong đầy cảm xúc. Một số người còn may mắn sở hữu một “đôi mắt cười” thì càng lợi thế. Muốn đôi mắt luôn sáng khỏe, bạn nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, không thức quá khuya,…
3. Vì sao bạn nên cải thiện hàm răng xấu?
Sở hữu hàm răng xấu trước tiên ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cảm quan của người đối diện. Sau đó còn kéo theo rất nhiều vấn đề khác như khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dễ bị sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,…
Răng xấu gây mất thẩm mỹ
Mất thẩm mỹ, ảnh hưởng giao tiếp được cho là tác động dễ nhận thấy nhất khi có hàm răng xấu. Bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin, lúc nào cũng e dè, hạn chế nói chuyện với người xung quanh như đồng nghiệp, cấp trên,… Lâu dần ảnh hưởng đến những mối quan hệ, thậm chí cản bước trên con đường phát triển công danh, sự nghiệp.
Răng xấu ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Tình trạng răng xấu như răng hô vẩu, răng móm, thiếu răng,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn nhai. Thức ăn không được nghiền nát kỹ gia tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau dạ dày, đau đại tràng,…
Bên cạnh đó, một số trường hợp răng xấu làm ảnh hưởng đến khớp cắn, khiến khớp thái dương hoạt động không ổn định. Từ đó gây hiện tượng đau mỏi hàm, đau khớp thái dương.
Răng xấu tiềm ẩn nhiều bệnh lý răng miệng
Răng xấu đa phần là răng mọc lộn xộn, lệch lạc, sai vị trí. Nó làm cho bạn khó vệ sinh răng miệng hơn. Mảnh vụn thức ăn dễ bám vào khe, kẽ răng, nằm ở sâu nên việc làm sạch không dễ dàng. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, gây sâu răng, viêm nướu,…
4. Những cách khắc phục răng xấu hiệu quả
Bạn không thể nào thành công nếu mãi sở hữu một hàm răng xấu xỉn, ố vàng cùng với tâm lý rụt rè, e ngại. Có nhiều cách khắc phục răng xấu hiệu quả như tẩy trắng răng, niềng răng, bọc răng sứ,… tùy vào tình trạng của mỗi người.
Tẩy trắng răng
Phương pháp tẩy trắng răng phù hợp với trường hợp răng xấu do bị xỉn màu, ố vàng. Về nguyên lý hoạt động, tẩy trắng răng tại nha khoa sử dụng chất oxy hóa kết hợp với năng lượng ánh sáng xanh tạo ra phản ứng hóa học. Sau đó sẽ chia cắt các chuỗi phân tử màu có trong răng. Nhờ vậy, hàm răng của bạn trở nên trắng sáng tức thì.
Tẩy trắng răng được đánh giá là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn hãy chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín nhé.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp khắc phục răng xấu phổ biến nhất hiện nay. Các bác sĩ sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tất cả trường hợp răng hô vẩu, móm, khấp khểnh, lệch lạc,… đều khắc phục hiệu quả, mang đến hàm răng chuẩn khớp cắn, thẳng, đều và đẹp. Thời gian niềng răng kéo dài khoảng 1,5- 2 năm tùy trường hợp của mỗi người. Sau khi chỉnh nha, bạn có thể thực hiện thêm kỹ thuật tẩy trắng răng nếu thấy răng của mình chưa đủ độ trắng.
Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là phương pháp sử dụng mặt dán làm từ lớp răng sứ mỏng nguyên khối có hình dáng và kích thước như răng thật dán lên mặt trước của răng. Hiện nay nhiều khách hàng có hàm răng xấu cũng chọn công nghệ mới này. Đặc biệt là người có răng bị sứt mẻ không quá lớn, răng bị thưa kẽ không quá 2mm, răng đều nhưng ố vàng, xỉn màu,…
Một điểm ưu việt khác của dán sứ Veneer là bạn không cần mài răng hoặc mài răng rất ít nên bảo tồn được tối đa mô răng, không ảnh hưởng đến tủy răng. Nếu làm đúng phương pháp và biết cách chăm sóc tốt, độ bền của chúng có thể lên tới 15 năm, thậm chí hơn.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình bằng vật liệu sứ giúp phục hồi chức năng, cải thiện thẩm mỹ, mang đến hàm răng đều, đẹp với màu sắc tự nhiên như răng thật. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẹ răng bị hư để làm cùi răng, sau đó lắp phần mão sứ lên trên. Mão sứ này có độ trong và màu sắc trắng sáng thẩm mỹ. Các trường hợp nên bọc răng sứ bao gồm:
– Răng bị sâu, sứt mẻ, nứt vỡ, bị viêm tủy, mòn men răng
– Răng thưa hở, mọc lệch lạc, khấp khểnh ở mức độ nhẹ
– Răng bị xỉn màu, nhiễm kháng sinh Tetracylin, không thể tẩy trắng được
– Răng bị hư, có hình dạng to nhỏ không đồng đều
Sau khi bọc răng sứ, bạn vẫn có thể ăn nhai thoải mái như răng thật. Các răng sát khít nhau hạn chế tối đa tình trạng bị sâu răng, viêm nướu. Răng sứ được chia thành 2 dạng chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng sứ kim loại có chi phí thấp hơn, độ bền kém hơn. Còn răng toàn sứ sở hữu màu sắc giống với răng thật, độ bền có thể từ 15- 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc tốt.
Cấy ghép răng implant
Cấy ghép răng implant là kỹ thuật trồng răng giả được thực hiện bằng cách cấy ghép một chân răng giả làm từ titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất tạo thành chân răng nhân tạo. Sau đó gắn lên đó mão sứ với mục đích thay thế chiếc răng đã mất.
Cấy ghép răng implant phù hợp với:
– Người bị mất răng và có nhu cầu làm răng cố định
– Người bị mất răng và không muốn dùng hàm tháo lắp, các răng còn lại không đủ sức để làm trụ cầu, đặc biệt với trường hợp bị mất nhiều răng.
– Người muốn bảo tồn, không gây tiêu xương hàm tại vùng răng đã mất đi.
Sau khi cấy ghép implant, kết quả bạn nhận được là chiếc răng mới hoàn toàn giống thật ở mọi phương diện từ màu sắc, độ bóng, hình dáng, kích thước. Khả năng ăn nhai cũng rất tốt. Trụ răng làm từ titanium nên không sợ bị bào mòn hoặc oxy hóa, dễ dàng tích hợp với xương. Vật liệu làm răng không chứa thành phần dị ứng nên an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, cấy ghép implant ngăn ngừa được hậu quả do mất răng lâu ngày như hôi miệng, tụt nướu,…
5. Mách bạn địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội
Mỗi người đều đang gặp tình trạng răng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Muốn giải quyết tận gốc, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa thực sự uy tín. Tại Hà Nội, nha khoa Thúy Đức với hơn 17 năm kinh nghiệm được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ tiêu chí tốt nhất.
– Đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng, có nhiều năm du học tại nước ngoài, kinh nghiệm và chuyên môn phong phú, làm việc tận tâm.
– Trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Điều này giúp quá trình thăm khám, lên phác đồ điều trị của bác sĩ nhanh chóng, chính xác hơn.
– Đa dạng các dịch vụ nha khoa như: tẩy trắng răng, niềng răng, dán sứ Veneer, bọc răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép implant chất lượng.
– Chi phí điều trị được công khai minh bạch, rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
Với sự phát triển vượt trội của nha khoa Thúy Đức, cải thiện hàm răng xấu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Quý khách hàng chỉ cần tin tưởng gửi gắm tình cảm cho chúng tôi, các bác sĩ sẽ trả lại cho bạn hàm răng tỏa sáng nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page